Vùng Đất Thánh Tz’fat – Nơi Đất Tời Giao Hoà

Tứ thánh địa Do Thái là thuật ngữ để nói lên bốn thành phố Thánh địa Do Thái là gồm Jerusalem, Hebron, Safed và, Tiberias. Trong đó Safed còn được gọi là vùng đất thánh Tz’fat là một thành phố ở khu vực phía bắc Israel, nằm trên độ cao 900 m.



Đây là thành phố lớn nhất ở Galilee, Israel và vùng đất thánh Tz’fat được ví như nơi đất trời giao hoà, nhờ vị trí địa lý, Tz’fat có mùa hè ẩm và lạnh, có tuyết về mùa đông. Do khí hậu ôn hòa và danh lam thắng cảnh, Safed là một khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng thường xuyên của người Israel và du khách nước ngoài.

Trong nhiều giai đoạn, vùng đất thánh Tz’fat – thành phố cao phía trên biển Galilee, là nơi đón khách từ mọi nơi, nhiều nhất vẫn là người dân từ Tel Aviv tới nghỉ dưỡng và trốn cái nắng gay gắt của mùa hè. Do vậy, đây cũng mặc nhiên trở thành nơi thu hút các tay cờ bạc, gái bán hoa và nghệ sĩ. Nơi đây còn là một ngôi làng Ả-rập không xô bồ và từng là bãi chiến trường.

Thế nhưng Tz’fat vẫn giữ được cái đặc trưng của vùng đất thánh này qua nhiều lần chao qua ngả lại giữa thiêng liêng và trần tục. Người ta vẫn tin rằng vùng đất thánh Tz’fat là “vùng đất mỏng” (thin place). Thuật ngữ của người Celtic đã ngầm ví thành phố là chốn đất trời giao hòa – nơi mà thiên đường và địa giới gần nhau nhất, con người cảm thấy nhẹ nhõm, thảnh thơi. Không ít du khách, với niềm tin đó khi đến đây vẫn luôn cảm nhận được sự thiêng liêng khó diễn tả thành lời.



Nhà báo Eric Weiner nói với BBC rằng, mỗi lần đến Tz’fat, ông đều cảm nhận được một sự tĩnh lặng đến không ngờ. Tz’fat không hẳn là thiên đường, nhưng bầu không khí ở đây thực sự rất nhẹ nhàng, thanh thoát, không vội vã. “Đó là nơi ta đến thăm vài ngày, nhưng lại cảm thấy mình đã sống cả một đời”. Và ngay cả nghĩa trang ở đây, người ta cũng cảm nhận sự thiêng liêng khi hàng ngày luôn chào đón những tốp người hành hương đến cầu nguyện cho các ngôi mộ.

Daniel Flatauer, một du khách phương xa đến từ nước Anh, có sở thích khám phá những điều huyền bí. 40 năm trước trên đường đến Nhật Bản để tìm hiểu những điều bí hiểm, Daniel đã ghé thăm nơi đây vài ngày. Nhưng cuối cùng, ông đã không bao giờ rời đi. Ông nói ông đã tìm thấy những gì mình muốn ở vùng đất thánh Tz’fat này.


Nét tinh túy của Tz’fat chính là truyền thống và lập dị song hành. Những người sống ở đây không cảm thấy gánh nặng khi không tuân theo những chuẩn mực của cuộc sống. Đây là nơi mà họ tìm về, để thoát khỏi sự khắt khe của chính thống giáo ở Jerusalem, hay sự thế tục ở Tel Aviv.


Vùng đất thánh Tz’fat cũng là điểm đến thu hút đông đảo du khách ghé thăm. Nhưng khắp thành phố lại chẳng có các dịch vụ dành cho du khách. Chỉ có rất ít khách sạn. Các nhà hàng thì khá xoàng, trừ một vài nơi đặc biệt. Nơi đây có rất nhiều phòng trưng bày nghệ thuật, nhưng không hào nhoáng bóng bảy như ở Soho, trung tâm London.
Nói cách khác, Tz’fat có những nét quyến rũ riêng, và nơi đất trời giao hoà nhau là những nơi chẳng cần phải được tô điểm bằng bất kỳ thứ gì khác. Đó chinh là lễ Sabbath, điều mà nhà thần học Do Thái giáo Abraham Heschel gọi là “thời gian tôn nghiêm”.



Tối thứ Sáu được đánh dấu bằng những hoạt động ví như cơn bão trước sự tĩnh lặng. Mọi người đều khẩn trương và cảm thấy sức ép của buổi lễ đang đến gần và rồi, một hồi còi vang lên báo hiệu lễ Sabbath bắt đầu, rồi mọi thứ chìm vào trong tĩnh lặng. Âm thanh mà chúng ta nghe được lúc này chỉ là tiếng bước chân mọi người đang hướng về các thánh đường.

Vùng đất thánh Tz’fat là thành phố thánh sau khi người dân tộc Do Thái bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha năm 1492 và dòng người Do Thái chảy về Tz’fat. Tz’fat được coi là trung tâm học thuật Kabbalah, liên kết với thuộc tính của Không Khí (liên quan đến tinh thần huyền bí của đạo Do Thái Giáo). Tz’fat không phải là nơi sinh ra đạo Kabbalah, nhưng là nơi giúp nó thăng hoa và lớn mạnh, có thêm sức sống và tồn tại cho đến ngày nay.

Title : Vùng Đất Thánh Tz’fat – Nơi Đất Tời Giao Hoà
Description : Tứ thánh địa Do Thái là thuật ngữ để nói lên bốn thành phố Thánh địa Do Thái là gồm Jerusalem, Hebron, Safed và, Tiberias. Trong đó Safed c...

0 Response to "Vùng Đất Thánh Tz’fat – Nơi Đất Tời Giao Hoà"

Post a Comment