“Đấu trường sinh tử” – chiêm ngưỡng sự lộng lẫy khi không một bóng người

Dù hiện nay bị hoang phế nhiều do động đất và nạn cướp đá, Colosseum nhưngr từ lâu Đấu trường sinh tử vẫn được xem là biểu tượng của Đế chế La Mã và là một trong những mẫu kiến trúc La Mã đẹp nhất còn sót lại.


Đấu trường sinh tử hay còn gọi là Đấu trường La Mã (Colosseum) là một kiệt tác kiến trúc, là một đấu trường lớn ở thành phố Roma, Italy. Đây là điểm tham quan hấp dẫn của Roma thu hút rất nhiều du khách tham quan hằng năm. Flavius Vasily, một du khách đến từ Kassel, Đức đã có được những bức ảnh được anh đánh giá là “đáng nhớ trong đời” khi một mình lẻn vào đấu trường La Mã (Colosseum) ở Rome, Italy vào ban đêm.
Đây là khoảng thời gian để chiêm ngưỡng sự lộng lẫy khi không một bóng người tại Đấu trường sinh tử, đây có thể là hành động khá mạo hiểm nhưng nó để lại kỷ niệm khó quên với quang cảnh vô cùng lộng lẫy của nơi từng được sử dụng làm “đấu trường sinh tử” khiến du khách cảm thấy choáng ngợp.


Tuy nhiên được trải nghiệm và chiêm ngưỡng đấu trường hoành tráng này khi không một bóng người thì không phải là điều mà ai cũng có may mắn có được.

Hành động leo trộm vào khu di tích lịch sử nổi tiếng thế giới này của anh chàng 23 tuổi nhận được không ít lời ngưỡng mộ, và cũng nhận được không ít lời chỉ trích. Họ cho rằng đây là di tích cần được bảo vệ và phản đối những du khách “vô tổ chức”.

Tuy nhiên với anh Vasily không bận tâm với những lời chỉ trích này. Anh đã mạo hiểm và kết quả đạt được cái anh mong muốn thì đối với anh, không còn gì quan trọng hơn nữa.

Ban đầu, Đấu trường sinh tử hay còn gọi là đấu trường La Mã, được đặt tên là Amphitheatrum Flavium theo tiếng Latinh hoặc Anfiteatro Flavio trong tiếng Italy. Mãi sau này, kiệt tác kiến trúc này được gọi là Colosseum hay Colosseo.  

Đấu trường Colosseum bắt nguồn từ ý tưởng của Hoàng đế Vespasian, khởi công thời Titus vào năm 80 sau công nguyên và hoàn thành dưới đế chế Domitian. Được đặt trên vùng đất lầy nằm giữa đồi Esquiline và Caelian, Colosseum là đấu trường cố định đầu tiên được xây dựng ở Rome.

Quy mô đồ sộ, vẻ hùng vĩ cũng như cách cấu tạo thiết thực, hiệu quả trong việc tạo nên quang cảnh ấn tượng và kiểm soát đám đông khổng lồ đã biến Colosseum thành một trong những công trình kiến trúc vĩ đại nhất của La Mã cổ đại.

Đấu trường sinh tử được thiết kế để chứa 50.000 người, và có tới trên dưới 80 lối ra vào để khán giả có thể đến và đi một cách dễ dàng, nhanh chóng. Tổng chiều cao công trình là khoảng 48.5 m, tương đương với một tòa nhà 12-15 tầng.

Người La Mã được thưởng thức miễn phí những trận đấu ở Đấu trường sinh tử (Colosseum). Đó được coi là phần thưởng dành cho những công dân đã tham dự các bữa tiệc lớn của lớp người giàu có và nổi tiếng. Hoàng đế và giới quý tộc yêu cầu tổ chức trận đấu khi cần thu hút sự chú ý của thần dân. Việc dán mắt vào những màn trình diễn đẫm máu, người La Mã sẽ lãng quên đi những vấn đề quan trọng hơn.

Ban đầu, cuộc chơi được tổ chức nhân danh các vị thần, chúng phải tuân theo quy định pháp luật và được coi như một nghi lễ tôn giáo. Về sau, khi tầng lớp thượng lưu thấy có thể thu lợi nhuận từ những dòng máu đổ ra tại Colosseum, tính linh thiêng đã bị lãng quên.
Title : “Đấu trường sinh tử” – chiêm ngưỡng sự lộng lẫy khi không một bóng người
Description : Dù hiện nay bị hoang phế nhiều do động đất và nạn cướp đá, Colosseum nhưngr từ lâu Đấu trường sinh tử vẫn được xem là biểu tượng của Đ...

0 Response to "“Đấu trường sinh tử” – chiêm ngưỡng sự lộng lẫy khi không một bóng người"

Post a Comment